Cách bẫy chuột ăn gà và gia cầm hiệu quả
Ảnh hưởng của chuột trong chăn nuôi gia cầm
Chuột là một loài động vật có khả năng sinh sản vượt trội, do đó khi chúng tồn tại trong các trang trại gà thì chỉ sau một thời gian ngắn, chúng sinh sôi nảy nở trong đó và để lại những tổn thất cho chủ trang trại nếu không kịp thời phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ.
- Chuột ăn hết thức ăn chăn nuôi của gà: Khi số lượng chuột trong trang trại quá nhiều, thì chúng sẽ không có thức ăn và cứ tìm đến ăn hết thức ăn của gà, điều này lâu dài làm cho sức khỏe của gà bị ảnh hưởng và cũng sẽ làm giảm sản lượng chăn nuôi do một số mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chuột sang.
- Chuột cắn chết gà và phá hoại trứng: Nếu thức ăn không đủ để chúng no nê, thì chuột sẽ lục lọi tìm kiếm, phá hại, không chỉ cắn phá trứng mà chúng còn có thể cắn chết gà trong trại. Đặc biệt, hoạt động này chỉ diễn ra vào ban đêm nên sẽ khó mà phát hiện và xử lý kịp thời.
- Chuột cắn phá, gặm nhấm các thanh cách nhiệt cũng như dây điện trong trang trại, dễ gây ra tình huống cháy nổ hỏa hoạn, nhất là khi môi trường trang trại rất dễ bốc cháy.
- Phân và nước tiểu của chuột có thể làm ô nhiễm môi trường trong trang trại, và ảnh hưởng đến sức khỏe của gà trong trại.
Với sự sinh sản vốn có, chỉ với một hai con chuột ban đầu, sau một thời gian ngắn chúng ta sẽ có một đàn chuột khổng lồ hàng trăm con trong trang trại nhà bạn. Và khi bóng đêm xuống thì chúng sẽ mặc sức cắn phá mà con người không thể nào ngăn chặn được.
Cách bẫy chuột ăn gà và gia cầm hiệu quả
1. Ước tính số lượng chuột có trong trang trại
Để có thể đặt bẫy cũng như diệt chuột hiệu quả trong trang trại gà hay những trang trại gia cầm khác, thì trước hết chúng ta cần phải ước tính được số lượng chuột đang có mặt trong trang trại của mình, để qua đó có thể tìm biện pháp phù hợp cho việc diệt chuột.
Thường thì chúng ta phải dùng đến các dụng cụ máy móc công nghệ cao mới có thể đếm được chính xác số lượng chuột, tuy nhiên chúng ta cũng có thể ước chừng số lượng chuột có trong trang trại của mình theo nguyên tắc sau:
- Dưới 100 con: chuột sẽ để lại những dấu hiệu như phân chuột, các tình trạng bới móc rác, vết cắn... trong trang trại của bạn.
- 100 đến 500 con: bạn có thể nhìn thấy chuột di chuyển lui tới trong trang trại vào ban đêm.
- 500 đến 1000 con: nếu bạn nhìn thấy nhiều chuột vào ban đêm, và thỉnh thoảng bạn cũng thấy chúng vào ban ngày.
- 1000 đến 5000 con: nếu đến ban ngày mà bạn vẫn có thể thấy chúng thường xuyên như ban đêm, thì chứng tỏ là trang trại của bạn đã có ít nhất hơn 1000 con chuột, và nhiều thì đến khoảng 5000 con.
Phương pháp ước lượng này đã được kiểm chứng bởi các nhà khoa học, và nó khá đúng để chúng ta có thể ước lượng được số lượng cá thể chuột có trong trang trại gà hay gia cầm của mình.
2. Bẫy chuột ăn gà trong trang trại
Trước tiên chúng ta cần chọn loại bẫy có thể dùng để bẫy chuột hiệu quả, vì có rất nhiều loại bẫy khác nhau trên thị trường. Đối với không gian rộng như trang trại gà hay trại gia cầm thì sử dụng bẫy thuốc là cách mà nhiều người sử dụng. Bởi bẫy thuốc sẽ dùng tốt hơn nếu như số lượng chuột quá lớn, các loại bẫy cơ học khác sẽ không thể nào xử lý hết số lượng chuột khổng lồ nếu nó lên đến 1000 con hay nhiều hơn. Hoặc chúng ta có thể kết hợp cả bẫy thuốc và bẫy lồng:
- Đặt bẫy thuốc ở quanh thùng đựng thức ăn chăn nuôi gà, thay vì ăn thức ăn chúng sẽ ăn mồi mà ta đã đánh bả.
- Đặt bẫy ở các góc tường, dọc theo các cạnh tường nơi mà chuột thường xuyên di chuyển qua lại.
- Nơi có máy phát điện cũng nên đặt bẫy 4 góc quanh máy để đề phòng chuột gặm nhấm.
- Nếu sử dụng bẫy thuốc có trộn mồi, nên thường xuyên thay mồi, đừng để nó ôi thiu sẽ không thể hấp dẫn được chuột.
- Nếu chọn sử dụng bẫy thuốc, nên tìm hiểu rõ ràng hay hỏi ý kiến của chuyên gia thú ý, chăn nuôi để chọn được loại thuốc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm.
3. Phòng tránh chuột bên ngoài vào làm ổ trong trang trại
Sau khi đã diệt chuột xong và cảm thấy chuột đã không còn xuất hiện trong trang trại của mình, chúng ta cần phải tìm cách phòng chóng chuột ăn gà ngay từ ban đầu, khi chúng còn bên ngoài vào làm ổ rồi sinh sôi nảy nở và tấn công gà hay gia cầm trong trang trại.
- Nên dọn dẹp không gian trang trại, quét dọn thường xuyên
- Rơm rác nên thu gom mỗi ngày, thùng rác phải có nắp đậy
- Không chất rác ở gần máy phát điện hay các máy móc có dây điện, sẽ thu hút chuột đến và phá hại.
- Thỉnh thoảng nên đặt bẫy dù không phát hiện ra chuột trong trang trại.
- Nên trồng một số cây có thể đuổi chuột quanh trang trại để chúng không dám vào.
Việc phòng tránh và đuổi chuột vào trang trại là hết sức quan trọng, vì phòng tránh bao giờ cũng đơn giản hơn là tiêu diệt chúng triệt để, vừa mất công, vừa khó khăn, đôi khi lại gây ra những thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Do đó, đừng để đến khi chuột xuất hiện rồi mới nghĩ cách đặt bẫy diệt chuột, mà hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, vừa tiết kiệm chi phí và cũng tăng hiệu quả phòng trừ được tốt hơn.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?