Banner Diệt côn trùng
  • Slide thuốc côn trùng
  • Slide thuốc côn trùng
      Tel:   (028) 668.57.668 - 668.59.668 Hotline 1: 0908.917.947 Hotline 2: 0907.648.884
(028) 668.57.668   |   0908.917.947

Cách bẫy chuột đồng tuyệt vời từ những thợ săn chuột

Chuột đồng luôn là một nỗi ám ảnh của người nông dân từ bao đời nay, nó gây hại mùa màng làm tổn thất về nông sản, khiến cho cuộc sống của người nông dân thêm nặng nề. Tuy nhiên, không phải là chúng ta không có cách xử lý chúng, mà là tốc độ sinh sôi nảy nở của chuột quá khủng khiếp.

Sự ảnh hưởng của chuột đồng

Chuột đồng có thể nói chính là kẻ thù của những người làm nông nghiệp, nó ăn lúa và hoa màu, đôi khi còn bắt cả gà vịt chăn nuôi của người nông dân,… với số lượng chuột khủng khiếp, nên những tổn thất mà nó gây ra là vô cùng lớn.

Ở giai đoạn gieo mạ, chuột có thể xuất hiện và ăn hết mạ của người nông dân, khiến cho họ phải tốn tiền gieo mạ lại từ đầu, vừa mất thời gian, vừa mất tiền lại còn trì hoãn làm trễ mùa vụ.

Ở đâu có chuột lộng hành thì ở đó cuộc sống của người nông dân vất vả hơn, họ có thêm một vấn đề phải quan tâm, lo lắng đó chính là việc bẫy chuột hay diệt chuột cho đồng ruộng của mình. Tuy nhiên biết bao nhiêu cách hiệu quả thì cũng không thể nào diệt hết được chuột, bởi khả năng sinh sôi nảy nở của nó là bậc nhất thế giới động vật, trong khi đó môi trường thiên nhiên đất trời rộng lớn con người không thể nào kiểm soát được cuộc sống của chúng, không thể nào phá bỏ được những nơi cư trú của chúng.

Bẫy chuột đồng – một công đôi việc

Diệt chuột đồng luôn là một nhiệm vụ gắn liền với cuộc sống của người nông dân, tuy nhiên ở nhiều nơi người ta không diệt chuột mà chỉ bẫy chuột. Bẫy chuột thậm chí còn trở thành một nghề nghiệp để nuôi sống và làm giàu cho nhiều người, mà người ta quen gọi họ là “thợ săn chuột”.

Những thợ săn chuột hầu hết đều là những người nông dân, họ trải qua cuộc sống bần nông cùng với việc phải đối phó với chuột quanh năm suốt tháng, dần dần họ hiểu được chuột và có thể bẫy chúng một cách dễ dàng, hiệu quả.

Việc bẫy chuột ban đầu xuất phát từ nhu cầu làm hạn chế tình trạng thiệt hại mùa màng do chuột đồng gây ra, nhưng lâu dần khi chuột đồng trở thành một đặc sản được yêu thích thì họ kinh doanh luôn thành phẩm của mình để tạo ra một nguồn thu nhập lớn.

Chuột đồng như chúng ta đã biết, chúng ăn lúa non, thịt thơm tho sạch sẽ và bổ dưỡng, do đó được rất nhiều người ưa chuộng. Những con chuột bị đặt bẫy từ những người nông dân sẽ được thu mua bởi các nhà hàng, quán ăn trên cả nước, do đó việc bẫy chuột chẳng những không cần phải xứ lý mà còn phát sinh thu nhập cho người nông dân.

Hoạt động bẫy chuột đồng chẳng những làm giảm bớt sự phá hại của chuột mà còn giúp cho nhiều người nông dân có thêm nguồn thu nhập cho gia đình mình.

Cách bẫy chuột đồng hiệu quả từ những thợ săn

Chuột đồng có thể nói chúng đơn giản, sống hoang dã và ít tinh vi hơn chuột nhà hay những con chuột cống trong thành phố, do đó mà việc bẫy chuột đồng cũng hết sức đơn giản.

Theo những thợ săn chuột, để bắt được chuột đồng thì họ có 2 phương pháp chính là đào hang chuột hoặc đặt bẫy chuột. Với kinh nghiệm của mình, những người này chỉ cần quan sát xung quanh, nhìn mặt đất, ngửi mùi trong không khí là có thể biết được ở nơi nào có hang chuột, và họ sẽ tiến hành đào hang để bắt sống từng con chuột một trong hang. Cách này hiển nhiên triệt để hơn nhưng cũng tốn thời gian hơn.

Trong khi đó, việc đặt bẫy chuột cũng rất hiệu quả. Chuột đồng có thói quen đi về chỉ một đường duy nhất, và đặc biệt chúng cũng đi theo đàn. Do đó, chúng ta chỉ cần đặt những chiếc bẫy lồng trên những lối mòn mà chúng đi qua, chuột sẽ đi thẳng vào lồng và sập bẫy, thông thường bẫy có thể bắt được 1 con đến cả đàn chuột nếu là bẫy lớn.

Có nhiều loại bẫy khác nhau mà người thợ săn chuột tự tạo, mỗi một loại sẽ có những đặc trưng riêng mà họ dùng cho những trường hợp khác nhau.

Bẫy chuột đồng đơn giản hơn nhiều so với việc bẫy chuột nhà, tuy nhiên lý do mà chúng ta vẫn phải luôn đối mặt với tình trạng chuột phá hại chính là vì khả năng sinh sản của chúng quá dữ dội, chúng ta cứ bắt ổ này thì những ổ khác đã bắt đầu hình thành nên những con chuột trẻ hơn, tinh hơn và phá hại hơn. Cứ thế, người nông dân vẫn cứ phải sống cả đời cùng với lũ chuột, với những tổn thất và cả những giá trị mà chúng mang lại.

Các tin khác


Tag: