Cách bẫy chuột nhắt trong nhà triệt để
Tuy có hình dáng nhỏ bé, nhưng chuột nhắt là con phá phách nhất trong dòng họ nhà chuột. Chúng chủ yếu cắn các bao thóc, gạo, tha rác, làm tổ trong nhà… gây mất vệ sinh. Và chuột nhắt cũng khá tinh ranh, do đó việc diệt chúng cũng hơi khó khăn. Chuột nhắt khá tinh ranh trong hầu hết các loại chuột, nó phá hại nhiều và cũng tạo ra nhiều tiếng kêu khó chịu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người luôn tìm hiểu phương pháp tiêu diệt triệt để giống chuột này trong nhà của mình.
Chuột nhắt có hình dáng và kích thước nhỏ nhắn hơn rất nhiều so với những loại chuột khác, kích thước dài nhất của chúng chỉ khoảng 10cm. Chuột nhắt rất thích sống trong nhà ở, và người ta cũng có thể gọi nó là chuột nhà. Chuột nhắt ẩn trú trong những nơi tối tăm, các khu tách biệt với con người và trong các chất liệu như giấy, vải,… hoặc trong những cấu trúc của căn nhà, máng xối, trần nhà, hệ thống thoát nước,…
Chuột nhắt thường chỉ ăn ngũ cốc và côn trùng, tuy nhiên nếu không đảm bảo được nguồn thức ăn thì chúng sẽ cắn phá các vật dụng trong nhà bạn. Tuy chuột nhắt thường không mang đến quá nhiều phiền toái, nhưng chuột nhắt trong nhà ban đêm sẽ có tiếng kêu chít chít rất khó chịu, nhiều chuột có thể gây mất ngủ cho cả nhà, và đồng thời cũng sẽ mang đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của các thành viên trong nhà.
Mối nguy hiểm của chuột nhắt trong nhà
Chuột nhắt chui vào những vât chứa đựng thực phẩm, chạn chén, nồi niêu hay đục khoét kiếm ăn trong những túi đựng thực phẩm có trong nhà bạn sẽ dễ dàng để lại mầm bệnh lây lan, và ảnh hưởng cho sức khỏe của chúng ta nếu chẳng may không biết mà sử dụng tiếp.
Chuột nhắt được biết đến có thể là nguyên nhân gây ra những dịch bệnh chết người như bệnh sốt ban chuột, dịch vụ hay trùng móc câu… Nước tiểu chuột có thể gây ra dị ứng da, đặc biệt là ở trẻ em.
Và chuột cũng là nguyên nhân mang đến các thể loại bọ chét, rận hay ve từ ngoài vào nhà bạn, sẽ rất nguy hiểm nếu nhà có vật nuôi, và những con này cũng có thể chui vào tai của con người.
CÁC CÁCH BẪY CHUỘT NHẮT ĐƠN GIẢN:
Để bẫy chuột nhắt thật sự cũng có chút khó khăn, bởi nó là loài chuột khá tinh ranh và cũng cực kì nhanh nhẹn. Một số phương pháp như cầu bập bênh, ống giấy hay lon bia trên xô nước,… đều khó mang đến hiệu quả khi dùng để bẫy chuột nhắt. Bởi lẽ với thân thủ nhanh nhẹn thì nó có thể phản xạ ngay lập tức khi cảm thấy có sự bất an, ngoại trừ một số trường hợp con chuột quá đói và háu ăn thì nó sẽ dễ dàng bị bắt hơn.
Có khá nhiều phương pháp diệt chuột cũng như bẫy chuột trên thị trường hiện nay, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng mang đến kết quả như mong đợi. Đặc biệt đối với chuột nhắt thì chúng ta nên áp dụng những phương pháp khác biệt hơn, bởi sự ma mãnh của nó không dễ dàng để mắc các loại bẫy thông thường. Có một số phương pháp làm bẫy chuột nhắt cực kì đơn giản nhưng rất phổ biến và được nhiều người sử dụng, với những phản hồi khá tốt về hiệu quả. Chỉ với những vật liệu, dụng cụ dễ tìm và thao tác thực hiện đơn giản, chúng ta đã có thể tạo nên những chiếc bẫy chuột nhắt tự chế cho việc sử dụng của mình.
Bẫy chuột nhắt bằng keo dính
Như đã nói chuột nhắt là loài có hình thù khá nhỏ nhắn (chỉ tầm 7,5–10 cm/ con trưởng thành) và tương đối nhanh nhạy. Việc sử dụng các biện pháp bẫy chuột thông minh, bẫy chuột truyền thống tương đối khó bắt được chúng. Chúng có thể lợi dụng hình thể nhỏ nhắn của mình và trốn thoát qua các điểm hở của bẫy. Còn miếng keo dính chuột, với ưu điểm “sát thương” tiết diện rộng trên toàn cả miếng. Việc một con chuột nhắt dù nhỏ bé đến đâu, khi mà lân la đến kiếm ăn (dù chỉ là một bàn chân) cũng sẽ nhanh chóng bị dính chặt vào bẫy, không có đường thoát thân.
Sử dụng keo dính có thể phát huy được hiệu quả đối với chuột nhắt, bởi lẽ chuột nhắt không đủ mạnh khỏe để vùng ra khỏi chiếc bẫy keo. Do đó, nhiều gia đình thường sử dụng bẫy keo cho chuột nhắt vì nó không chỉ hiệu quả mà còn rất tiện dụng. Ngoài ra, chi phí cho một miếng keo dính sắt cũng khá rẻ so với các sản phẩm bẫy chuột khác, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều.
Sử dụng cách bẫy chuột nhắt nào cũng được, tuy nhiên vấn đề là chúng ta phải quan sát cho bằng được lối đi mà chúng thường hay di chuyển. Không như những loại chuột khác tinh tường trong bóng tối, chuột nhắt thường chỉ di chuyển theo quán tính, thói quen và mùi của chính mình để lại, do đó chỉ cần canh được đường đi của chúng thì chúng ta chẳng lo gì đến việc không bẫy được chuột nhắt trong nhà một cách triệt để hàng loạt.
Bẫy chuột nhắt bằng ống đơn giản
Đầu tiên, hãy chuẩn bị một lõi giấy vệ sinh khoảng 4 -5 lõi. Sau đó, lựa chọn một miếng mồi mà bạn cho rằng đó là món ăn yêu thích nhất của loài chuột. Và cuối cùng là một chiếc xô có chứa khoảng 1/3 nước bên trong để bẫy chuột.
Cách làm điều này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lồng những chiếc lõi của giấy vệ sinh với nhau để ra thành một khối hình trụ mềm khác. Sau đó, hãy dùng tay miết chặt một mặt cho bằng nhau để chiếc ống đó có vị trí cố định ở một bên nào đó. Bên này có thể ưu tiên lựa chọn vị trí bạn muốn dặt chiếc bẫy để thuận tiện hơn những lần sau đó. Sau đó, bạn có thể cho thêm mồi nhử vào một đầu của chiếc ống và đặt nó ở vị trí mà những chú chuột nhắt hay hoành hành nhất.
Cần chú ý khi đặt hãy quay đầu có mồi ra xa còn đầu ống không có mồi nhử thì để dành nơi cho chuột đi tìm thức ăn. Và cuối cùng bạn chỉ cần đặt xô nước ở phía dưới đầu ống có chứa mồi nhử. Khi nào chuột tiến vào trong ống lấy thức ăn sẽ khiến ống rơi xuống xô nước cùng với chú chuột nhắt. Vậy là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo nhất.
Bẫy chuột nhắt bằng nước thật đơn giản
Một cách làm bẫy chuột nhắt vô cùng hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đó chính là sử dụng nước. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc xô chứa 1/3 nước và có hai tay cầm ở vị trí hai bên. Sử dụng thêm một chiếc lon nước ngọt đã qua sử dụng, 1 đoạn dây thừng, 1 thanh gỗ và mồi nhử chuột yêu thích nhất.
Hãy sử dụng dùi hoặc vật nào đó có thể đục được 2 lỗ nhỏ song song với nhau trên lon nước ngọt. Hãy chú ý tới đường kính lỗ nhỏ này cần tạo sự thông thoáng nhất định để hai sợi dây thông qua đó có thể di chuyển một cách thoải mái.
Thực hiện nhiệm vụ xỏ hai sợi dây thừng xuyên qua hai lỗ đục và buộc hai dây này cố định ở hai tay cầm của chiếc xô và đặt mồi nhử bạn đã chuẩn bị lên vỏ lon. Và bạn chỉ cần đặt thanh gỗ nối miệng xô với mặt đất để làm một đường nhỏ dẫn chú chuột nhắt tới tìm thức ăn của mình. Khi chuột trèo lên vỏ lon, sự chuyển động của chiếc vỏ sẽ khiến con chuột rơi xuống nước. Thật quá đơn giản phải không nào.
* Nếu muốn diệt chuột nhanh gọn hơn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc diệt chuột sau:
- Thuốc diệt chuột Biorat: Ưu điểm nổi bật của thuốc diệt chuột Biorat là hoàn toàn vô hại với con người, các loại súc vật cũng như môi trường. Ngoài ra, do được sản xuất từ lúa hấp chín, có mùi thơm tự nhiên, nên thuốc dễ thu hút chuột tới ăn.
- Thuốc diệt chuột Storm: Trong thuốc diệt chuột Storm tồn tại thành phần thuốc diệt chuột là chất Flocoumafen – đây là chất kịch độc có tác dụng cực mạnh và là chất đối kháng với loài gặm nhấm. Tuy nhiên, hàm lượng chất này trong thuốc tương đối thấp nên bạn có thể yên tâm về độ an toàn của nó.
- Thuốc diệt chuột Forkabe: Đây có thể nói là, loại thuốc dành riêng cho loài chuột nhắt, bởi lẽ, nó chỉ có tác dụng đối với những loại gặm nhấm nhỏ (dưới 0.5kg). Để sử dụng thuốc này trong diệt chuột, những ngày đầu bạn hãy cho chuột ăn mồi (cám, bắp, cua, cá, cơm…) một cách thoải mái để chuột hình thành thói quen ăn mồi, sau đó, bạn mới đem thuốc trộn vào những mồi này.
- Thuốc diệt chuột Racumin: Đây là loại thuốc hoạt động theo cơ chế đông máu. Khi chuột ăn phải thuốc này, chúng sẽ bị xuất hiện nội tạng và mất nước trong cơ thể đến chết. Để sử dụng loại thuốc này, bạn hãy trộn thuốc diệt chuột Racumin với các loại thức ăn như: Cơm, cá, bắp…Sau đó, bạn hãy đem thuốc này rải khắp đường đi của chuột, với thói quen hay liếm chân, thuốc sẽ theo đó mà vào và hủy hoại cơ thể chuột.
Đối với 2 loại thuốc diệt chuột Storm và Biorat, cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt thuốc ở trước miệng hang, những nơi chuột hay lưu tới cắn phá. Chuột sẽ chết sau khi ăn phải thuốc từ 3 - 6 ngày.
Sau khi đã diệt được hết chuột nhắt trong nhà thì bạn nên tìm kiếm những lổ nhỏ thông từ bên ngoài vào nhà mình, những lổ có đường kính hơn 1,3 cm là đủ để chuột nhắt chui vào, do đó hãy bịt kín hết để chúng không thể tấn công vào không gian nhà ở của mình nữa.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?