Cách bẫy chuột như thế nào để sạch bóng chuột?
Tuy nhiên không đơn giản để có thể loại trừ chuột một cách triệt để trong nhà mình, dù cho có sử dụng những biện pháp mạnh nhất, nhưng nếu không đúng cách thì chắc chắn cũng sẽ không thể đem lại kết quả nào như chúng ta mong muốn.
Để có thể bẫy chuột và đuổi chuột hiệu quả thì chúng ta cần phải có một kế hoạch hoàn chỉnh, cũng như phải thực hiện từng bước một cách đúng đắn.
1. Xác định sự tồn tại của chuột
Đầu tiên chúng ta cần phải xác định chính xác chuột có mặt trong nhà của mình, có tầm khoảng bao nhiêu con và đó là loại chuột gì, chuột nhà hay chuột cống từ bên ngoài vào.
Việc này có thể nhìn vào những dấu vết mà chuột để lại chẳng hạn như những vết cắn, phân chuột, sự xáo trộn trong nhà bếp, hay cụ thể hơn chính là dấu chân của chuột. Sau mỗi đêm, khi chưa lau dọn nhà cửa, chúng ta nhìn nghiêng trên bàn bếp, tường hay các góc tường có thể phát hiện ra dấu chân của chuột.
Cần theo dõi quan sát một thời gian để xác định được luôn thói quen chúng di chuyển cũng như chúng thường ra vào bằng những con đường nào.
2. Phong tỏa các lối ra vào của chuột
Kế đó, chúng ta kiểm tra khắp nhà mình để tìm kiếm các lổ hổng từ bên ngoài mà chuột có thể chui vào. Nên bịt kín những lổ thông này bằng nhiều cách khác nhau, có thể dùng lưới thép, hay xi măng,…. Để bịt những lổ hổng dù nhỏ nhất. Nên nhớ rằng chỉ một lổ hổng nhỏ như đầu cây viết chì cũng đủ để cho chuột len vào nhà của chúng ta rồi, phải đảm bảo “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
Việc bít các lối ra vào của chuột sẽ giúp cho chúng ta chặn được chuột vào thêm hay chạy thoát ra ngoài. Và cũng đừng quên đậy các nắp cống.
3. Kiểm soát nguồn thức ăn của chuột
Sau khi đã chặn được đường đi của chuột, chúng ta cần kiểm soát lại những thứ mà chuột có thể ăn trong nhà mình, tốt nhất nên tìm cách cất mọi thứ mà chúng có thể cào bới trong tủ. Thức ăn thừa cũng nên bảo quản cẩn thận, những chất thải, rác rến và thức ăn vương vãi nên được hốt gọn, bỏ vào bao và đem đổ chứ không nên để trong nhà.
Khi chuột không tìm được thức ăn, chúng sẽ rất đói và dễ dàng dính bẫy khi chúng ta đặt mồi ngon trong bẫy. Tuy nhiên nên tiến hành đặt bẫy nhanh chóng trước khi chúng vì quá đói mà không thể ra ngoài, sẽ chuyển sang cắn phá mọi thứ trong nhà mình một cách dữ dội.
4. Tiến hành truy lùng rà soát
Chúng ta có thể chọn một trong những loại bẫy trên thị trường, hoặc kể cả bẫy tự chế nếu như cảm thấy phù hợp. Bẫy sử dụng sẽ rất tốt nếu tình hình chuột trong nhà không quá nhiều, tuy nhiên nếu chuột nhiều thì tốt nhất nên dùng các loại thuốc sinh học sẽ đem đến hiệu quả nhanh chóng hơn.
Việc đặt bẫy hay kể cả đặt thuốc nên bám sát vào thói quen của chuột, với chuột nhắt thích các loại ngũ cốc thì nên đặt mồi ngũ cốc, chuột cống ăn tạp thì có thể sử dụng những loại thức ăn như bơ, phô mai,..
Và bẫy nên đặt trên đường đi của chuột, chuột thường đi theo lối mòn, và đi rất nhanh nên khi đặt bẫy ở đây sẽ rất dễ bị dính bẫy.
5. Thu dọn, phát quang không gian nhà cửa
Sau một thời gian đặt bẫy và sử dụng thuốc, nếu không còn thấy chuột dính bẫy hoặc không thấy dấu vết và tiếng phá phách của chúng thì có thể chuột đã chết hay đi hết. Khi đó cần phải thu dọn nhà cửa, tìm kiếm xem liệu còn hang ổ nào không, và xóa bỏ những nơi mà chuột đã từng sinh sống.
6. Áp dụng những biện pháp phòng chống chuột tấn công
Cuối cùng để chuột không thể trở lại nhà mình, nên trồng các loại cây mà chuột ghét như bạc hà, hay nuôi những con vật như mèo, bọ,… để ngăn chuột không tấn công vào nhà của chúng ta nữa.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?