Cách bẫy chuột rừng tuyệt vời của đồng bào bản Rục
Nếu như các loại chuột như chuột nhà, chuột cống, chuột đồng, chuột dừa, chuột cống nhum... thường bị bẫy và diệt một cách triệt để nhất vì nó phá hại làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, thì chuột rừng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chúng ta, bởi nó sống và kiếm ăn trên rừng, không gian thiên nhiên hoang dã chứ không chiếm lấn không gian sống hay phá hủy tài sản của con người. Dù vậy, đây lại là món ăn khoái khẩu và rất được săn đón.
Tuy nhiên, chuột rừng cũng thường xuyên bị bẫy, nhưng người ta không bẫy bởi vì muốn diệt trừ nó, mà chuột rừng thường bị bẫy để làm thức ăn. Người đồng bào bản Rục có những chiêu thức bẫy chuột một cách hiệu quả, có thể bẫy được số lượng chuột rất nhiều cho bữa ăn của họ. Những chiếc bẫy chuột vì thế cũng được làm ra, với đủ cách thức và cho hiệu quả được cao nhất có thể.
Đồng bào dân tộc và hoạt động bẫy chuột “chuyên nghiệp”
Việc bẫy chuột rừng không còn là vấn đề xa lạ với đồng bào dân tộc Rục ở Quảng Bình, họ bẫy chuột rừng không phải vì chúng cắn phá thứ gì của họ, nhưng có thể nói chuột rừng là một nguồn thức ăn cho đồng bào ở đây. Chuột rừng cũng có nhiều loại, với nhiều loại chuột khác nhau với những tên gọi cũng đặc biệt như cách đồng bào dân tộc miền núi đặt tên cho chúng, nào là chuột Lồ ô, chuột Cà Nệ Coọng, Cà Nệ Đang, và cả giống chuột Cà Nệ Khụng vốn là loại chuột Đá quý hiếm sắp tuyệt chủng.
Những con chuột rừng mang đến cho đồng bào dân tộc miền núi những bữa ăn ngon lành và đủ dinh dưỡng hơn. Bẫy chuột rừng cũng như một trong những hoạt động thường ngày của dân tộc Rục, dần dần với kinh nghiệm nhiều, họ đã có thể bẫy chuột rừng bằng những cách hiệu quả rất cao. Tùy vào điều kiện địa hình và sự am hiểu mà mỗi người dân đồng bào thường áp dụng cách đặt bẫy riêng cho mình.
Cách bẫy chuột rừng hiệu quả cao
Cách bẫy chuột rừng khác nhiều so với những cách bẫy chuột đồng hay chuột nhà thông thường, đồng bào dân tộc bản có những cách bẫy chuột khác biệt, thô sơ hơn nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Bẫy chuột rừng thường được đặt trên lèn đá, bẫy chuột rừng khá đơn giản, chỉ có vài que nhỏ cắm xuống đất thành một hàng, hàng que này chừa một lỗ nhỏ vừa đủ những con chuột chui qua như một cái cửa. Một sợi dây thắt ở các cửa, phía trên sợi dây buộc vào một cái cọc rất căng kéo cho cọc đó uốn cong.
Phía trước cửa bẫy, sợi dây được giữ bởi một cái thanh ngang. Khi chuột bò qua cửa đó, sẽ sập xuống, sợi dây đã căng sẵn sẽ tự động bị giật lên. Con chuột sẽ bị sợi dây xiết ngang người thế là dính bẫy. Hết sức thô sơ và đơn giản, tuy nhiên những chiếc bẫy này vẫn có thể bắt được rất nhiều chuột rừng một cách tuyệt vời. Bẫy chuột rừng của người bản đặt sâu trong rừng, và những chiếc bẫy này có thể bẫy được cả chim, rắn,… hay thậm chí là cả những con chuột quý hiếm đang được liệt kê vào danh sách được bản tồn.
Cách bẫy chuột rừng có thể nói hết sức đơn giản, không giống như việc bẫy chuột đồng của người nông dân ở đồng bằng, hay bẫy chuột nhà ở thành phố,.. đều khó khăn và phức tạp, tốn nhiều công sức của mọi người. Bởi lẽ khi bẫy chuột rừng người ta không hướng đến việc đuổi cùng giết tận nó, mà chỉ dùng những con chuột này như thức ăn cho mình, tuy nhiên ở đồng bằng thì việc diệt chuột hay bẫy chuột trở nên thiết yếu và quan trọng hơn, bởi hiệu quả của việc bẫy chuột thường gắn liền với sản lượng thu hoạch nông sản.
Chúng ta cũng có thể tham khảo cách bẫy chuột rừng của người bản Rục để ứng dụng vào việc bẫy chuột cho đồng ruộng, vườn tược và những khu trang trại chăn nuôi.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?