Cách diệt ruồi đục trái tiết kiệm nhất
Ruồi đục trái có tên khoa học được biết tới là Bactrocera dorsalis, thuộc một trong những loài côn trùng gây hại và thường tấn công trên những cây trồng ăn quả như ổi, mận, mướp đắng, nhãn… Cứ mỗi khi bước vào vụ mùa, đặc biệt là gần cuối sắp thu hoạch, nhà nông thường rất quan tâm và lo lắng sự tấn công của loài côn trùng này, tìm đủ cách và thực hiện đủ phương pháp để có thể tiêu diệt chúng.
Tiêu diệt ruồi đúc trái không đơn giản như diệt những loài côn trùng gây hại khác, bởi những con ruồi trưởng thành sẽ chỉ đảm nhận công việc là dùng vòi để chích vào quả, sau đó đẻ trứng vào bên trong đó. Lúc này, ấu trùng sẽ nở ra bên trong quả và thành sâu mới là thứ đáng lo ngại, và muốn tiêu diệt chúng cũng không hề đơn giản, đôi khi dùng thuốc diệt cũng không đạt hiệu quả như mong đợi.
Đặc điểm của loài ruồi đục trái là chúng thường tấn công mạnh vào vụ cuối mùa, khi mà trái cây đã gần già chính và sắp thu hoạch. Trong giai đoạn này, nếu lạm dụng quá nhiều thuốc diệt sẽ không thật sự an toàn, bởi tiềm ẩn đằng sau đó là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng khi mua và ăn những quả đã được phun thuốc.
Hậu quả của ruồi đục trái gây ra
Khi chích vào bên trong quả, ruồi đục trái sẽ đẻ trứng vào bên trong đó. Sau một thời gian, những trứng này sẽ nở ra và thành ấu trùng và bắt đầu sinh sống bên trong trái cây ăn quả. Khi tồn tại ấu trùng là những con sâu li ti bên trong quả, điều đó đồng nghĩa chất lượng quả không được đảm bảo, phần ruột sẽ bị ăn dần.
Những quả cây ăn trái có sâu bên trong sẽ không được thu hoạch và bán đi được, điều này sẽ làm nhà nông chịu thiệt hại về năng suất, ảnh hưởng tới kinh tế. Nhiều vụ mùa bị thất thu, lợi nhuận đạt được không như mong đợi một phần đến từ sự gây hại của loài ruồi đục trái.
Cách diệt ruồi đục trái tiết kiệm mà lại hiệu quả
Như kinh nghiệm thực tế của nhiều người, việc dùng thuốc không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn, mà chỉ làm tốn kém thêm. Vì vậy, với một vài các mà chúng tôi sắp chia sẻ đây, nó sẽ mang đến cho nhà nông thêm những lựa chọn tốt và tiết kiệm hơn:
1. Bao trái bằng túi ni lông
Sử dụng các tùi ni lông để bao trái có lẽ đã là phương pháp đặc thù, quen thuộc với các nhà nông trồng cây ăn quả lâu nay. Khi được bao túi ni lông bên ngoài, nó giúp quả tránh được sự tấn công của con trùng từ bên ngoài và phát triển bình thường.
Việc dùng ni lông bọc trái thường được thực hiện khi quả còn nhỏ. Cách làm này tuy mất thời gian và phải thực hiện liên tục, nhưng bù lại hiệu quả phòng ngừa ruồi đục trái sẽ rất tốt.
2. Đặt bẫy
Bên cạnh dùng các loại bẫy được bán sẵn trên thị trường, nhà nông cũng có thể tự chế riêng cho mình những chiếc bẫy đặt ruồi đục trái đơn giản, chỉ với những chiếc chai nhựa bỏ đi trong cuộc sống.
Chọn những chai nhựa có dung tích khoảng 0.5 đến 1 lít, nên là loại sẫm màu để đảm bảo hiệu quả. Trên thân chai nhựa, khoét hai lỗ hình chữ nhật đối diện nhau, với kích thước khoảng 2cm, đủ để ruồi có thể bay vào. Lúc này, cho bông gòn đã được tẩm thuốc diệt có khả năng dẫn dụ ruồi đục trái cột vào dây kẽm, một đầu kia của dây kẽm sẽ đâm thủng đáy chai nhựa và kéo phần bông gòn đã tẩm thuốc dính vào phía trong đáy chai, cố định chai trên thân cây theo hướng đưa phần đầu xuống đất.
Khi đặt bẫy ruồi đục trái bằng thuốc dẫn dụ trong chai nhữa, nên đặt ở nơi đầu gió của đồng ruộng, nơi mát không có ánh nắng chiếu vào trực tiếp, như vậy sẽ đạt hiệu quả hơn. Cứ khoảng 30 đến 50 mét thì đặt một cái bẫy, điều đó đảm bảo sẽ diệt ruồi hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?