Chỉ cách làm bẫy diệt ruồi vàng cho nhà nông
Từ bao lâu nay ruồi vàng vẫn là côn trùng gây hại mà các nhà nông rất lo sợ. Mỗi khi chúng xuất hiện, người ta lại lo ngại sự ảnh hưởng đến chất lượng quả trên cây trồng. Từ thực tế này mà từ lâu, nhiều cách thức tiêu diệt ruồi vàng từ dân gian đến hiện đại đã được tìm ra và đưa vào áp dụng thử. Dựa vào hiệu quả đem lại, nhà nông sẽ quyết định xem đâu là giải pháp tốt và phù hợp cho mình.
Đặc điểm của cách diệt ruồi vàng bằng bẫy
Cách diệt ruồi vàng hại quả bằng bẫy có tính chất lâu dài, nhà nông có thể đặt bẫy trong suốt vụ mùa từ khi cây bắt đầu trổ bông đến khi thu hoạch. Với đặc điểm này, việc ngăn ngừa và diệt trừ ruồi sẽ được đảm bảo hơn, hạn chế tối đa tình trạng quả bị tấn công mà không thể kiểm soát được. Trong khi đó, công sức bỏ ra để làm bẫy diệt cũng không phải là quá nhiều.
Nói đến tính hiệu quả triệt để, cách đặt bẫy diệt ruồi không phải là 100%, bởi nó mang tính thụ động khá nhiều, chỉ dựa vào đặc tính của ruồi để thu hút và tiêu diệt chúng, phòng có khả năng phòng ngừa quả bị tấn công. Một số trường hợp, dù đã đặt bẫy trong vườn cây trồng, tuy nhiên tình trạng quả bị ruồi đục vẫn xuất hiện, nhưng chỉ ở một mức hạn chế, chứ không nhiều lắm.
Cơ chế hoạt động của cách đặt bẫy để diệt ruồi vàng là dựa vào sở thích của loài côn trùng này, mùi vị và thức ăn mà chúng yêu thích. Bằng cách dùng mồi nhử, có thể là bả tự làm hoặc bả thuốc vào trong bẫy và đặt trong khu vực vườn cây trồng. Lúc này, ruồi sẽ bị thu hút và tìm tới để ăn bả thuốc, và bị các hoạt chất có bên trong đó tác động và làm chúng bị tiêu diệt.
Cách làm bẫy diệt ruồi vàng cho nhà nông
Bạn là nhà nông đang trồng cây ăn quả, muốn biết cách làm bẫy treo trong vườn để diệt ruồi vàng, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm để bạn có thể áp dụng thử:
Những thứ cần chuẩn bị: Chai nhựa (có thể thay thế bằng hộp nhựa hoặc những thứ tương tự), một cây kéo có thể cắt nhựa, một ít bông thấm, thuốc diệt ruồi vàng có tính dẫn dụ, dây kẽm.
Bắt đầu thực hiện:
- Đầu tiên, bạn cần cắt trên chai nhựa (hộp nhựa…) một đến hai lỗ nhỏ cỡ ngòn tay, để vừa ruồi có thể bâu vào và thuận tiện sau này khi cần đặt thuốc vào bên trong đó.
- Tiếp theo, lấy bông thấm (bông gòn) đã tẩm thuốc diệt, cuộn tròn lại thành những cục nhỏ cỡ 1 đốt ngón tay, sau đó dùng dây kẽm quấn quanh để cố định lại, rồi đặt vào phần đáy của chai nhựa, một đầu còn lại của sợi dây kẽm thì đâm xuyên qua lớp vỏ chai, để dùng cố định bẫy trên thân cây.
- Bắt đầu đặt bẫy: chọn nơi đặt bẫy có bóng mát, không bỉ ánh nắng chiếu vào (tốt hơn nên là nơi đang trỗ bông), cứ vậy đặt bẫy ruồi vàng là được. Tùy vào từng loại cây trồng mà bạn có thể đặt 1 bẫy 1 cây, hoặc với khoảng cách 20 đến 30 mét một bẫy để đạt hiệu quả diệt ruồi tốt nhất.
- Vì bông thấm tẩm thuốc sẽ rất nhanh khô, nên nếu để lâu thì hoạt tính của thuốc sẽ không còn trên bông nữa, ruồi chích vào sẽ không bị dính thuốc. Thế nên, cứ sau khoảng 2 đến 3 ngày, bạn nên kiểm tra bẫy và cho thuốc mới vào trong bông để đạt kết quả tối ưu nhất.
Trong quá trình đặt bẫy để diệt ruồi vàng hại quả trên cây ăn trái, nhà nông nên thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả mà nó mang lại, xem vị trí đặt bẫy đã có hiệu quả hay chưa. Tốt hơn, không nên đặt quá nhiều bẫy trong vườn cùng một lúc, mà nên chia nhỏ ra từng giai đoạn. Như sau vài ngay, bạn lại đặt mới bẫy ở những vị trí khác, như vậy vừa đỡ tốn thuốc diệt, vừa có khả năng thu hút ruồi tốt hơn.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?