Tư vấn cách diệt mối chúa triệt để
Trong một đàn mối, mối chúa nắm giữa vai trò hết sức quan trọng cho cả đàn. Với kích thước lớn hơn khoảng 300 lần so với những con mối thường, việc di chuyển sẽ là điều hết sức khóa khăn với chúng. Nhưng bù lại, chúng được coi như là cá thể đảm nhận khâu sinh sản để duy trình sự ổn định của đàn, nên việc tìm kiếm thức ăn và chăm sóc cho mối chúa đều được thực hiện bởi mối thợ.
Ngoài sự có mặt của mối chúa trong một tổ mối thì còn có mối vua. Mối vua sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo cả đàn mối, nhưng thường người ta sẽ không quan tâm nhiều tới loại mối này. Bởi để có thể tiêu diệt tận gốc một tổ mối, điều quan trọng nhất chỉ là cần diệt được mối chúa. Tuy nhiên, trong một tổ mối không phải lúc nào chỉ có 1 mối vua và mối chúa, mà có thể còn nhiều hơn con số đó.
Đặc điểm của mối chúa, vì sao cần phải tiêu diệt?
Mối chúa là một cá thể đặc biệt trong tổ mối, được biết tới như một “cỗ máy đẻ” cho cả đàn. Vì có kích cỡ quá lớn, thế nên mối chúa gần như không thể di chuyển, nên không hề ra khỏi tổ, mà mọi khâu từ kiếm ăn, vệ sinh vòng ngoài đều do mối thợ đảm nhận.
Sự ổn định và phát triển của một tổ mối phụ thuộc rất lớn vào mối chúa, vì đây là “công cụ” sản xuất ra những thế hệ mối thợ, mối lính và những loại mối khác trong đàn với hàng ngàn trứng mỗi ngày. Vì vậy, chỉ cần diệt được mối chúa, điều đó đồng nghĩa cả tổ mối sẽ dần dần chết từng cá thể một chỉ trong một thời gian ngắn.
Cách diệt mối chúa triệt để hiệu quả nhất hiện nay
1. Thực hiện theo cách làm dân gian
Một phương pháp thủ công, không tốn kém mà bạn có làm theo là cách diệt mối chúa dân gian. Điều đầu tiên bạn cần phải làm là xác định được tổ mối nằm ở đâu, có thuận lợi để khai quật tổ lên hay không. Vì mối chúa nằm ở tận sâu bên dưới tổ mối, thế nên theo cách này bạn cần phải dùng tới một công cụ có thể đào xới sâu vào bên trong tổ mối để tìm mối chúa và giết đi là xong.
Tuy nhiên, với cách diệt mối dân gian như thế này thì không thật sự hiệu quả và chỉ có thể áp dụng đối với tổ mối bên ngoài nhà, trong trường hợp tổ mối ở góc trường và một vị trí khó có thể đào xới, bạn sẽ không thể áp dụng được.
2. Diệt mối chúa theo phương pháp lây lan sinh học
Diệt mối chúa theo phương pháp lây lan sinh học thường được sử dụng rất phổ biến. Theo cách này, người dùng sẽ không cần tốn quá nhiều công sức để thực hiện, hiệu quả đem lại cũng rất cao. Dựa vào đặc tính của mối, bạn chỉ cần đặt mồi như để dẫn dụ mối tìm tới ăn, sau đó phun xịt nên những con mới đó, chúng sẽ về tổ và lây lan cho cả đàn, nhất là mối chúa.
Với cơ chế lây lan sinh học, không chỉ riêng mối chúa bị nhiểm thuốc mà cả những con mối khác trong tổ cũng bị. Điều này xuất phát từ đặc điểm thích liếm và ăn phân lẫn nhau của các con mối với nhau.
Diệt mối chúa theo phương pháp lây lan sinh học, bao gồm các bước thực hiện:
- Bước 1: xác định tổ mối, nắm rõ đường đi di chuyển mà những con mối thường sử dụng, lúc đó mới tiến hành đặt mồi nhử
- Bước 2: sử dụng mồi nhử là hộp chứa thức ăn là gỗ bên trong, đã tẩm thuốc dẫn dụ để thu hút mối tìm tới. Trong lúc đặt thuốc, cần chọn vị trí thích hợp, không di chuyển hộp rong suốt quá trình đặt để đảm bảo hiệu quả nhất. Khoảng 15 ngày sau khi đặt thuốc, cần kiểm tra xem mối đến ăn như thế nào, lúc đó mới tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 3: khi hộp như mối đã có hiệu quả, lượng mối tìm tới ăn nhiều, lúc này bạn chỉ cần sử dụng thuốc sinh học có tính lây lan để phun xịt lên đám mối đó. Thuốc sẽ không làm mối chết ngay tại chỗ, mà hoạt chất sẽ còn bên trong cơ thể, để chúng quay về tổ và lây nhiểm cho những cá thể khác trong đàn. Sau thời gian ngắn, những con mối có hoạt chất lượng trong cơ thể sẽ chết dần, kể cả mối chúa.
Các tin khác
Tính chất của thuốc chống mối Agenda 25 EC
Giá bán thuốc diệt mối tận gốc Agenda
Chống mối cho công trình bằng thuốc diệt mối Agenda 25 EC
Thuốc phòng mối Agenda có hiệu quả và an toàn không?
Thương hiệu của thuốc diệt mối Agenda 25EC
Bán thuốc diệt mối tại Hà Nội
Bán thuốc diệt muỗi tại Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối ở Đà Nẵng
Nơi bán thuốc diệt mối TPHCM
Thuốc diệt mối Agenda 25 EC có hiệu quả không?